Vì sao các CLB thường chê những HLV của đội tuyển?

Vì sao các CLB thường chê những HLV của đội tuyển

Theo tin bóng đá, khi một CLB mạnh loay hoay tìm HLV, như M.U trong những ngày này, họ có thể tìm cách chiêu dụ cả nhà cầm quân đang làm việc ở CLB khác, chứ không chỉ rà soát các HLV đang rảnh rỗi. Chỉ trừ một điều: Các CLB hiếm khi nhìn vào các đội tuyển quốc gia để tìm HLV. Cùng https://bong88ads.com/ tìm câu trả lời nhé!

HLV đội tuyển đa phần là “bước lùi” từ CLB

Theo biểu giá cá cược thì các nhân vật có xác suất cao để trở thành HLV trưởng (chính thức) sắp tới của M.U có thể là Mauricio Pochettino, Zinedine Zidane, Brendan Rodgers hoặc Michael Carrick.

Mỗi người mỗi khác: Carrick là HLV có sẵn trong đội, từ cương vị trợ lý bước lên để tạm dẫn dắt M.U. Zidane đang rảnh rỗi trong khi Rodgers hoặc Pochettino đều đang bị ràng buộc hợp đồng với CLB của họ ngay trong lúc này. Nhưng tóm lại, tất cả đều “có thể”. Điểm chung: họ không phải là HLV của đội tuyển quốc gia (ĐTQG) nào. Luis Enrique (Tây Ban Nha) là HLV ĐTQG duy nhất được nêu tên trong “top 10” các vị có thể được mời về Old Trafford dẫn dắt M.U. Nhưng ở vị trí số 10, với tỷ lệ cược “1 ăn 50”, xác suất để Enrique trở thành HLV M.U là chưa tới 2%. 

XEM THÊM: Hướng dẫn cách nạp tiền vào 188bet tại ngân hàng địa phương

Vì sao các CLB thường chê những HLV của đội tuyển

Các HLV đội tuyển thường là bước lùi của các HLV CLB nên không được ưa chuộng

Theo tin bóng đá Anh, M.U không phải là ngoại lệ. Từ các đội mạnh như Barcelona, Tottenham, “nhà giàu mới” vừa đổi chủ như Newcastle cho tới các đội yếu cần tìm HLV giỏi để tránh nguy cơ rớt hạng, luôn có điểm chung: họ hầu như không mấy quan tâm đến các HLV ĐTQG. Biểu giá dự đoán HLV mới của các nhà cái trên thị trường cá cược, đối với các CLB đang tìm HLV mới, luôn thể hiện rất rõ điều này. Trong tất cả trường hợp thay HLV ở 5 giải VĐQG hàng đầu châu Âu mùa này, chỉ có một đội chọn HLV ĐTQG thay chỗ HLV mà họ sa thải. Đó là Genoa, thay Davide Ballardini bằng Andriy Shevchenko – HLV đã chia tay tuyển Ukraine sau EURO 2020.

Trước Shevchenko, chỉ có 3 HLV chuyển từ ĐTQG đến một CLB lớn trong hơn chục năm qua (tính từ năm 2010). Đó là Louis Van Gaal, chuyển từ tuyển Hà Lan đến M.U năm 2014; Julen Lopetegui (Tây Ban Nha sang Real Madrid, 2018) và Ronald Koeman (Hà Lan sang Barcelona, 2020). Koeman vừa bị Barcelona sa thải cách đây không lâu. Lopetegui bị Real sa thải sau 14 trận. Van Gaal trụ được lâu hơn. Nhưng vẫn vậy: ông phải ra đi trong hình thức bị sa thải. Phải chăng, các CLB nhìn vào những trường hợp như thế và rút kinh nghiệm, không mặn mà với HLV của các ĐTQG nữa?

Thật ra, bóng đá tầm đội tuyển cũng có vài HLV nổi tiếng, đã tỏ rõ năng lực khi họ dẫn dắt các CLB trước đó. Didier Deschamps là điển hình: ông từng đưa Monaco vào chung kết Champions League hoặc đem về cho Marseille chức vô địch Ligue 1, sau này vô địch World Cup khi dẫn dắt tuyển Pháp. Roberto Mancini (Ý) từng đưa Man.City lên ngôi vô địch Premier League. Luis Enrique thì đã có “cú ăn ba” ở Barcelona. Những trường hợp như thế là không nhiều. 

Điểm chung quan trọng: họ thành công ở CLB rồi mới dẫn dắt ĐTQG, chứ chẳng ai thành công ở CLB “sau khi” dẫn dắt ĐTQG. Giới quan sát đã cho rằng việc quay lưng với loại hình bóng đá tầm CLB để dẫn dắt ĐTQG là một… bước lùi trong sự nghiệp danh giá của các vị ấy. Và với cái nhìn tương tự, người ta chờ đợi Pep Guardiola hoặc Jose Mourinho dẫn dắt các ĐTQG trong tương lai, khi họ thật sự “hết thời” ở đấu trường CLB.

Vì sao các CLB thường chê những HLV của đội tuyển

Người ta cho rằng để những HLV thành công từ CLB xuống quản lý ĐTQG thì sẽ chất lượng hơn

Ít làm được việc

Theo tin bóng đá Châu Âu, có hai nguyên nhân lớn nhất khiến HLV ĐTQG không được ưa chuộng ở đấu trường CLB: họ “ít làm việc” và “làm ít việc”. “Ít làm việc” có nghĩa là các ĐTQG thi thoảng mới thi đấu, để các HLV có cơ hội thể hiện khả năng “đọc” trận đấu, điều chỉnh chiến thuật, nói chung là làm những công việc cụ thể nhất trong nghề. Trước mỗi trận đấu, cũng chỉ có vài buổi tập với điều kiện chuyên môn rất hạn hẹp. Họ không làm việc hằng ngày ở sân tập, chỉ đạo hằng tuần trong các trận đấu tưng bừng ở loại hình bóng đá tầm CLB.

Còn “làm ít việc” là sao? ĐTQG thì không được phép mua cầu thủ tùy thích như CLB. Hệ lụy là HLV ĐTQG thường không nhất thiết phải có quan hệ chặt chẽ với giới đại diện cầu thủ. Mở rộng vấn đề thì HLV ĐTQG gần như tách biệt hoàn toàn với thị trường chuyển nhượng. Mà bóng đá bây giờ thì ai cũng thấy: thị trường chuyển nhượng quan trọng thế nào, với bao nhiêu việc cần làm, bao nhiêu quyết định mấu chốt cần đưa ra. Suốt nhiều năm không làm việc với thị trường chuyển nhượng, thậm chí là không quan tâm đến mảng việc này, thì HLV ĐTQG đâu dễ hòa nhập vào loại hình bóng đá tầm CLB!

Vì sao các CLB thường chê những HLV của đội tuyển

Người ta cho rằng HLV ĐTQG không đủ trình so với HLV các CLB

Gareth Southgate là HLV… không thể kém hơn, khi ông làm việc ở đấu trường CLB (chỉ huấn luyện một đội là Middlesbrough và rớt hạng, bị đội này sa thải). Nhưng khi dẫn dắt tuyển Anh thì Southgate thành công vang dội, vào bán kết World Cup, chung kết EURO. Đó có thể là vì bóng đá tầm đội tuyển thích hợp hơn với đặc điểm riêng của Southgate. Đó cũng là vì ở loại hình bóng đá này, Southgate không có nhiều đối thủ. Quay lại Premier League để phải làm việc hằng ngày, chiến đấu hằng tuần, với biết bao đối thủ hàng đầu thế giới vây quanh, thì Southgate chịu sao nổi!

XEM THÊM: Danh sách cầu thủ sút phạt hay nhất lịch sử Serie A